Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội Online 2020

Khi tình trạng kinh doanh gặp phải khó khăn, thực tế có nhiều doanh nghiệp đã trốn đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) hoặc đóng chậm nhưng vẫn trích thu theo tỷ lệ đóng từ tiền lương người Lao động. Vì vậy quá trình đóng nộp BHXH của Doanh nghiệp là một thông tin quan trọng mà người lao động cần nắm được để đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu bảo hiểm xã hội trực tuyến để các bạn có thể tra cứu thông tin BHXH của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.

1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?

Bảo hiểm xã hội là một gói sản phẩm mang đến sự đảm bảo dành cho người lao động. Các chế độ sẽ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi rơi vào tình trạng ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi về hưu… dựa trên cơ sở tỷ lệ trích đóng định kỳ vào quỹ BHXH.

2. Nghĩa vụ của cá nhân và doanh nghiệp với BHXH:

Theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, việc trích đóng các khoản phí BHXH, BHYT, BHTN là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và cả người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Cụ thể, căn cứ theo Luật BHXH năm 2014 trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động được quy định như sau:

Hàng tháng, Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86. Khoản phí đóng được trích từ tiền lương của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 85.

Trong một tháng:

+  Mức đóng BHXH cho một người lao động chiếm tỷ lệ 26% tiền lương. Trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 18% và 8% dành cho người lao động.

+ Mức đóng BHYT cho một người lao động chiếm tỷ lệ 4.5% tiền lương. Trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 3% và 1.5% dành cho người lao động.

+ Mức đóng BHTN cho một người lao động chiểm tỷ lệ 2% tiền lương. Trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 1% và 1% còn lại dành cho người lao động.

Như vậy, tổng số phí trích nộp phải đóng cho các khoản BHXH, BHYT, BHTN là 32.5% tiền lương, trong đó doanh nghiệp phải đóng 22% và người lao động đóng 10.5% trích từ tiền lương hàng tháng.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động nhưng không đóng bảo hiểm xã hội, hoặc trích đóng tiền lương của người lao động không đúng theo tỷ lệ 10.5% đều là những hành vi vi phạm, k tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trước với nhau về việc doanh nghiệp sẽ đóng 100% chi phí bảo hiểm cho người lao động bằng các điều khoản trong hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ cam kết khác thì vẫn được pháp luật cho phép.

Hiện nay, nhiều lao động không biết đơn vị sử dụng lao động có tham gia BHXH cho mình theo đúng quy định hay không, mức lương có chính xác không. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai tra cứu trực tuyến quá trình đóng của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội cụ thể là thời gian đóng, mức đóng, đơn vị công tác, .... 

PGworks hướng dẫn cách tra cứu online quá trình đóng của mình như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

- Tích chọn Tra cứu trực tuyến

hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bhxh

Bước 2: Thực hiện tra cứu thông tin người tham gia theo các chỉ tiêu thông tin:

- Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH

- Cơ quan BHXH quản lý

- Từ tháng - Đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN

- Số CMTND

- Họ tên

Mã số BHXH

- SĐT nhận OTP: Số điện thoại của NLĐ đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH

- Mã xác thực (hiển thị trên màn hình)

- Bấm chọn lấy mã OTP

Bước 3: Nhận mã OTP theo số điện thoại NLĐ đã đăng ký với cơ quan BHXH => Bấm Tra cứu

Trường hợp NLĐ chưa đăng ký số điện thoại, đề nghị lập mẫu TK1-TS theo Quyết định 888  bổ sung thông tin nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bhxh

Bước 4: Kết quả tìm kiểm có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Không tra cứu được quá trình tham gia BHXH của NLĐ

hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bhxh

Lưu ý: Dữ liệu quá trình đóng của NLĐ đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc có thể do dữ liệu về thông tin cá nhân của một số NLĐ (số CMTND, ngày tháng năm sinh, số sổ, họ tên) chưa đầy đủ, chính xác nên trong trường hợp không tìm ra thông tin mà đã nhập đủ các thông số yêu cầu thì NLĐ liên hệ với đơn vị sử dụng lao động đang tham gia phối hợp với cơ quan BHXH chỉnh sửa dữ liệu.

Trường hợp 2: Tra cứu được quá trình tham gia BHXH của NLĐ

hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bhxh

Như vậy, thông qua việc tra cứu quá trình đóng online, NLĐ có thể biết được đơn vị có tham gia BHXH hay không? Dữ liệu quá trình tham gia BHXH giúp NLĐ kiểm tra các thông tin về thời gian đóng, mức đóng, ngày tháng năm sinh, chức danh có chính xác hay không để phối hợp với đơn vị, cơ quan BHXH làm hồ sơ chỉnh sử dữ liệu chính xác.

Chúc các bạn thành công!