NHỮNG LUẬT LAO ĐỘNG ÁP DỤNG TỪ NGÀY 1/1/2018

Mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 (dự kiến) như sau:

Năm 2018 đã bắt đầu, PGworks giúp bạn điểm lại những điều luật lao động mới, bắt đầu hiệu lực từ năm 2018.

A. Các luật quy định về lương

1. Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2018

Mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 áp dụng kể từ ngày 01/01/2018 dự kiến như sau:

- Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành.

- Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng tăng 210.000 đồng so với quy định hiện hành.

- Vùng III: 3.090.000 đồng/tháng tăng 190.000 đồng so với quy định hiện hành.

- Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành.

2. Tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2018

Từ ngày 01/7/2018 lương cơ sở sẽ tăng thêm 90.000 đồng/tháng; cụ thể, tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên thành 1.390.000 đồng/tháng.

Nội dung nêu trên được đề cập tại Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 ngày 13/11/2017 của Quốc hội.

3. Lương đối với người giúp việc gia đình

Theo Nghị định 27/2014/NĐ-CP mức lương này áp dụng đối với người lao động giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2012  và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, mức lương đối với người giúp việc gia đình cũng phải thay đổi theo mức lương tối thiểu vùng mới kể từ ngày 01/01/2018.

4. Lương tối thiểu ngành

Theo Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành và mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018 mức lương tối thiểu ngành cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới.

B. Các luật quy định về bảo hiểm.

1. Lao động có hợp đồng từ 1 - 3 tháng được đóng BHXH bắt buộc:

Người lao động NLĐ có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, được tham gia bảo hiểm xã hội BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

2. Về đóng BHXH: Từ ngày 1/1/2018 trở đi, quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động, ghi trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

Từ 1/1/2018, lao động nữ nghỉ hưu khi đóng đủ 15 năm BHXH hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ năm thứ 16 trở đi, mức hưởng BHXH tăng thêm 2%; đóng đủ 30 năm được hưởng lương hưu tối đa 75% thay vì 25 năm như hiện nay.

Hiện lao động nam đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu 45% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 1/1/2018, để hưởng mức trên, lao động nam phải đóng đủ 16 năm; tới 2022 phải tham gia 20 năm BHXH mới được hưởng mức 45%. Muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm, thay vì 30 năm như hiện nay. 

Với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, thì phải giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi quy định: Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2% cả nam và nữ; khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ %. Tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Nguồn: Vnexpress.net, thuvienphapluat.com

-------------------------

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.
Cùng cập nhật hàng trăm việc làm mới mỗi ngày tại pgworks.vn