“NGHỈ ĐI, ĐỪNG SỢ”, NHƯNG CŨNG ĐỪNG BỒNG BỘT

Gần đây có một chia sẻ của một phóng viên với tựa đề "nghỉ đi, đừng sợ" được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nội dung bài viết xoay quanh việc nếu bạn đã không còn hứng thú với công việc hiện tại, thì hãy tìm một công việc khác để không uổng phí 1/3 cuộc đời với sự nhàm chán và chịu đựng. Tôi nghĩ bài viết này rất đúng ý mình, tuy nhiên tôi cần bổ sung 2 điều:

Gần đây có một chia sẻ của một phóng viên với tựa đề "nghỉ đi, đừng sợ" được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nội dung bài viết xoay quanh việc nếu bạn đã không còn hứng thú với công việc hiện tại, thì hãy tìm một công việc khác để không uổng phí 1/3 cuộc đời với sự nhàm chán và chịu đựng. Tôi nghĩ bài viết này rất đúng ý mình, tuy nhiên tôi cần bổ sung 2 điều:

  1. Hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp.

Lẽ thường bạn không thích công việc bạn đang làm, bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc. Nhưng các bạn đừng bao giờ hành xử như kiểu hôm trước vẫn thấy đi làm, hôm sau biến mất tăm chỉ với vỏn vẹn một tin nhắn hoặc tệ hơn là không một lời từ biệt. Các bạn thử nghĩ, một sáng đẹp trời đến công ty, sếp bảo: “chị không thích em nữa, từ mai em nghỉ việc đi”. Khi đó cảm giác của bạn thế nào?... Chắc hẳn bạn đã hình dung ra được cảm giác của nhà tuyển dụng khi bạn "không từ mà biệt".

Vì thế hãy làm ơn ra đi một cách chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp là thế nào, là làm đúng quy trình, báo trước với công ty ít nhất 30 ngày trước khi nghỉ việc. Khoảng thời gian này để công ty có thời gian tuyển dụng người khác vào thay thế vị trí của bạn hoặc phân bổ công việc bạn đang phụ trách cho hợp lý. Trong thời gian 30 ngày này, cũng làm ơn nghiêm túc hoàn tất công việc bạn đang phụ trách cho đến ngày cuối cùng. Chuẩn bị tài liệu đầy đủ và nghiêm túc trong vấn đề bàn giao công việc cho nhân sự mới.

Đặc biệt với công việc mang tính thời vụ như PG PB, đôi khi giữa công ty và nhân viên không có nhiều ràng buộc về mặt hợp đồng hay pháp lý. Mức lương, thời gian làm việc thường thỏa thuận dựa trên sự tin tưởng. Đã làm việc vì sự tin tưởng thì các bạn càng cần phải giữ uy tín. Ít nhất nếu cảm thấy không phù hợp, không muốn làm công việc này nữa, bạn hãy thẳng thắn nói rằng bạn không làm nữa. Đây là cách bạn tôn trọng những người đã tin tưởng bạn.

Nói chung, đừng để khi đồng nghiệp cũ mỗi lần nhắc đến bạn lại bỉu môi: "cái đứa đó thế này thế kia…". Dù đã ra đi nhưng việc xây dựng thương hiệu cá nhân gắn liền với sự chuyên nghiệp và tử tế thì sẽ không thừa đâu các bạn. Hơn nữa, trái đất này tròn và “lòng người thì nhỏ” bạn thử hình dung một ngày nào đó bạn bước vào công ty mới và bắt gặp sếp cũ cũng vừa chuyển công tác qua công ty này. Lúc đó có hối hận cũng không kịp nữa rồi, chỉ còn đường khóc tiếng miên.

  1. Đừng để cảm xúc nhất thời khiến bạn đưa ra những quyết định mang tính lâu dài.

Mình bổ sung điều này, bởi vì tôn trọng cảm xúc của cá nhân là tốt nhưng đôi khi cần suy nghĩ kỹ trước những quyết định của bản thân. Đừng vì một sự bực dọc nhất thời mà nghỉ việc. Vì biết đâu chính sự bồng bột này không giải thoát bạn mà lại mang bạn đến những bế tắc khác. Khi mà tỷ lệ thất nghiệp ngoài kia còn rất cao. Khi mà bạn chưa biết bạn thực muốn gì, có thể làm tốt điều gì. Khi mà bạn còn tiền nhà, tiền sinh hoạt,… phải chi trả mỗi tháng. Đừng để sự bế tắc này vô hình chung áp lực lên quyết định lựa chọn bến đỗ tiếp theo của bạn. Lúc đó, có ai chắc rằng không một lần nữa bạn lại chọn sai. Vì thế tôi khuyên bạn một câu chân thành, hãy “nghỉ đi, đừng sợ”, nhưng cũng đừng bồng bột.

PGworks.vn