MUỐN NHẢY VIỆC: PHẢI THẬN TRỌNG

Nhảy việc là hiện tượng người lao động thay đổi công việc và tìm một bến đỗ mới sau một thời gian làm việc tại công ty cũ. Tình trạng nhảy việc hiện nay rất phổ biến với lao động trẻ - những ứng viên cá tính mạnh mẽ, cái tôi cá nhân lớn và không thích sự ràng buộc. Và đặc biệt phổ biến đối với các vị trí công việc như: nhân viên bán hàng, nhân viên PG PB, nhân viên trưng bày, đứng line siêu thị. Nhảy việc không hẳn là xấu nhưng một khi quyết định nhảy việc, người lao động phải thật sự thận trọng. Để tránh tình trạng "thở dài tiếc nuối" biết thế thì... các bạn hãy tham khảo ngay những điều cần lưu ý dưới đây.

1. Nhảy việc khi bị mất "lửa"

"Lửa" ở đây là nhiệt huyết, tình yêu công việc. Mất "lửa" là khi bạn không còn duy trì được những điều đó khi làm việc. Bạn không háo hứng khi có nhiều khách hàng cần tư vấn, không còn những hôm bạn làm việc đến độ quên luôn thời gian. Khi rơi vào tình trạng này, không ít bạn chọn nhảy việc để nhằm lấy lại tinh thần. Tuy nhiên, các bạn nên tìm hiểu bản chất của vấn đề, có thể nguyên nhân là từ chính bản thân bạn đã không còn mặn mà với công việc đó. Hay vì lý do khách quan: công việc chán, công ty chính sách không tốt, sếp không hợp,... Trường hợp nguyên nhân là do bạn thì dù bạn có tìm được một công việc mới chưa hẳn bạn sẽ cháy lại một lần nữa. Vì thế hãy lên tinh thần, giải quyết những khúc mắc của bản thân trước khi quyết định nhảy việc. Còn nếu bạn mất lửa vì nguyên nhân khách quan thì câu trả lời đã quá rõ.

2. Không có sự chuẩn bị về mặt tài chính

Trước khi nhảy việc bạn cần chuẩn bị chu đáo về mặt tài chính cho khoảng thời gian chuyển đổi công việc. Không phải lúc nào nhảy việc cũng diễn ra suông sẻ. Vì thế bạn cần dự trù trước thời gian tìm công việc mới là bao lâu, chi phí trang trải cuộc sống trong thời gian đó như thế nào. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào tình thế bị động về mặt tài chính, sẽ vô tình tạo áp lực không đáng có trên các quyết định lựa chọn công việc của bạn.

3. Không có định hướng cụ thể cho công việc sắp tới

Bạn chỉ đơn giản cảm thấy chán, nghỉ việc tìm việc mới, rồi sau đó lại chán và lại bắt đầu tìm một công việc khác. Chu kỳ này sẽ còn diễn ra dài dài cho đến khi bạn xác định được những định hướng và mong muốn của bạn cho công việc mới. Có như vậy bạn mới thực sự hiểu rõ bản thân và cẩn trọng trong các sự lựa chọn. Từ đó những bước tiếp theo trong sự nghiệp của bạn chắc chắn sẽ  vững chãi hơn.

4. Đầu hàng quá sớm

Một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải trong quá trình nhảy việc đó là từ bỏ quá sớm trước những khó khăn. Thực tế là không ai có thể thay đổi cuộc sống hay công việc mà không cần hao tổn công sức, thời gian, sự kiên nhẫn và đôi khi là không ít tiền bạc. Nhiều người tin rằng những thay đổi lớn sẽ đến tức thì hoặc trong vòng vài tháng. Thường những người này chỉ muốn nhanh chóng từ bỏ những gì đang khiến họ buồn chán nên không còn đủ kiên nhẫn để xác định đích đến mới.

Nhảy việc dường như đã trở thành một dịch bệnh của thị trường lao động hiện tại. Tuy nhiên, nếu có ý định nhảy việc bạn hãy cẩn trọng và lưu tâm đến những điều trên nhé.

PGworks.vn tham khảo Dân Trí

---------

PGworks.vn – trang web chuyên tuyển dụng PG PB duy nhất Việt Nam

Tập hợp ngân hàng hồ sơ ứng viên PG PB và hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày.

PG PB tạo ngay hồ sơ để:

  • Tiếp cận hàng ngàn cơ hội việc làm mỗi ngày.
  • Nhà tuyển dụng chủ động liên hệ khi có cơ hội việc làm phù hợp.