BÍ KÍP VƯỢT QUA MỌI CÂU HỎI PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG

Phỏng vấn tuyển dụng đôi khi là cả một ác mộng với nhiều người đang tìm việc làm. Đặt biệt là những bạn đi làm lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn. Để giúp các bạn tự tin hơn PGworks.vn xin giới thiệu bộ bí kíp những câu phỏng vấn cơ bản từ các nhà tuyển dụng.

Phỏng vấn tuyển dụng đôi khi là cả một ác mộng với nhiều người đang tìm việc làm. Đặt biệt là những bạn đi làm lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn. Để giúp các bạn tự tin hơn PGworks.vn xin giới thiệu bộ bí kíp những câu phỏng vấn cơ bản từ các nhà tuyển dụng.

1. Hãy giới thiệu về bản thân của bạn? 

Đây là câu hỏi bắt đầu hầu hết tất cả các cuộc phỏng vấn, đối với câu hỏi này bạn đừng quá sa đà vào những sở thích, thói quen cá nhân. Hãy giới thiệu ngắn gọn những điểm cơ bản của bản thân và làm nổi bật những tính cách, khả năng phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.

2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

a. Đối với điểm mạnh: Hãy nêu ra 3 ưu điểm của bạn có liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển. Để nhà tuyển dụng biết thực sự đó là điểm mạnh của bạn thay vì nói suông, hãy đưa ra những ví dụ cụ thể những trường hợp bạn áp dụng điểm mạnh của bạn trong cuộc sống hoặc công việc trước đó.

b. Đối với điểm yếu: nhiều người khá e dè phần này, tuy nhiên mỗi người đều có điểm yếu, không ai hoàn hảo. Tuy nhiên các bạn đừng nêu những điểm yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: bạn ứng tuyển vị trí chăm sóc khách hàng nhưng bạn lại có điểm yếu là khả năng giao tiếp kém. Tốt nhất bạn hãy nêu những điểm có thể là vô hại với công việc và có kèm những phương pháp khắc phục điểm yếu đó.

3. Bạn biết gì về công việc bạn đang ứng tuyển và về công ty?

Đối với câu hỏi này bạn phải tìm hiểu kỹ về công việc và công ty bạn muốn tuyển vào. Việc bạn tìm hiểu cũng giúp bạn xác định bản thân có phù hợp với công việc nơi đây không? Bên cạnh đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao vì bạn thể hiện thiện chí muốn làm việc tại đây.

4. Vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?

Như ở câu trên, sau khi tìm hiểu kỹ về công việc và công ty, chính bạn sẽ có những lý do nhất định để ứng tuyển vào vị trí này. Hãy trình bày với nhà tuyển dụng thật cụ thể, tránh chung chung như: “vì công ty mình lớn và nổi tiếng”. Thay vào đó hãy trình bày “ Tôi yêu thích công việc này, và tôi muốn nâng cao chuyên môn và vì công ty của quý vị là công ty lớn nên tôi sẽ có nhiều cơ hội hỏi và phát triển cũng như cống hiến”.

5. Và tại sao chúng tôi phải nhận bạn vào vị trí này?

Trong tuyển dụng có một nguyên tắc đó là không nhất thiết bạn phải tuyển người giỏi nhất nhưng người bạn cần tuyển là người phù hợp nhất. Hãy đưa ra những đặc điểm nổi bật cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp với những gì họ đang cần về khả năng, tính cách, thái độ, kinh ngiệm,…

6. Bạn đã từng có thành tích gì trong công việc?

Nếu bạn đã đi làm trước đó thì quá dễ dàng, các bạn hãy nêu những công việc, dự án bạn làm tốt, hãy đưa ra những số liệu chứ đừng nói suống ở phần này nhé. Ví dụ: em giúp doanh thu tăng 10% trong 3 tháng, hoặc số khách hàng phản hồi hài lòng về dịch vụ tăng 20%... Nếu trường hợp bạn vừa tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm, bạn hãy thành thật chia sẻ điều này cùng nhà tuyển dụng. Và nếu được bạn nên chia sẻ về thành tích của bạn tại các hoạt động tại trường, hoặc công việc làm thêm.

7. Bạn mong muốn một việc làm trong môi trường như thế nào?

Bạn đang ứng tuyển vào vị trí nào, hãy hướng những điều bạn mong muốn phù hợp với điều kiện làm việc của vị trí đó. Nếu bạn ứng tuyển vị trí nhân viên tư vấn bán hàng, thường xuyên tiếp xúc khách hàng, hãy trả lời bạn mong muốn môi trường làm việc mở, được giao tiếp với nhiều người, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

8. Yếu tố nào tạo nên động lực làm việc trong bạn.

Điều đương nhiên sẽ là những phúc lợi: tiền thưởng, tăng lương, sự ghi nhận của công ty sẽ là nguồn khích lệ bạn. Tuy nhiên bạn nên khéo léo nói về những hiệu quả trong việc, hay cảm giác thành công khi bạn hoàn thành dự án khó nhằn, hoặc cảm giác phấn khởi khi bạn hoàn thành mục tiêu của năm… Lẽ thường những thành tích bạn đạt được sẽ đi kèm những phúc lợi tương xứng. Vậy nên thay vì nói trực tiếp đến phúc lợi bạn hãy trình bày một cách tinh tế để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

9. Khi gặp áp lực, bạn sẽ vượt qua bằng cách nào?

Dù cho bạn làm bất kỳ một công việc nào thì áp lực và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Nhà tuyển dụng hỏi câu này để họ xác định khả năng đối mặt với căng thẳng kỹ năng vượt qua nó của bạn như thế nào. Vì có không ít người dù khả năng làm việc rất tốt, tuy nhiên khi gặp phải áp lực hoặc căng thẳng thì họ không thể làm tốt được. Vì thế hãy làm cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng chịu được áp lực của bạn và những cách thật hiệu quả giúp bạn cân bằng công việc và cuộc sống.

10. Bạn có câu hỏi nào không?

Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị từ 2 – 3 câu để hỏi nhà tuyển dụng. Có thể liên quan đến công việc, môi trường doanh nghiệp, hoặc những gì bạn vẫn chưa rõ trong quá trình phỏng vấn… phần này giúp thể hiện với nhà tuyển dụng bạn là một người tự tin và chủ động. Tuy nhiên, nên tránh những câu hỏi mà nội dung đã được đề cập trong cuộc phỏng vấn hoặc những câu hỏi cho có. Khi đó có thể việc đặt câu hỏi sẽ gây ra tác dụng ngược.

Trên đây là những câu hỏi và câu trả lời mang tính chất tham khảo cho những bạn đang tìm việc làm, thực tế có thể sẽ có những câu hỏi khác tùy thuộc vào công việc và nhà tuyển dụng. Các bạn hãy tự rút ra cho bản thân những câu trả lời thuyết phục nhất và có sự chuẩn bị thật tốt trước khi tham gia phỏng vấn.

PGworks.vn