7 CHIẾN LƯỢC ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH GIÚP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHỐT SALES HIỆU QUẢ

Bán hàng là một quá trình không phải dễ dàng, để có một khách hàng tiềm năng nhân viên bán hàng phải tốn rất nhiều thời gian để giới thiệu tư vấn nhưng đôi khi các bạn lại để vụt mất khách hàng vì không thể chốt sales thành công. Kỹ năng chốt sales là một trong những kỹ năng bán hàng quan trọng mà nhân viên bán hàng cần trau dồi cho bản thân. Với kinh nghiệm của mình các thành viên đến từ The Oracles sẽ chia sẻ những chiến lược giúp bạn dễ dàng chốt sales thành công.

Bán hàng là một quá trình không phải dễ dàng, để có một khách hàng tiềm năng nhân viên bán hàng phải tốn rất nhiều thời gian để giới thiệu tư vấn nhưng đôi khi các bạn lại để vụt mất khách hàng vì không thể chốt sales thành công. Kỹ năng chốt sales là một trong những kỹ năng bán hàng quan trọng mà nhân viên bán hàng cần trau dồi cho bản thân. Với kinh nghiệm của mình các thành viên đến từ The Oracles sẽ chia sẻ những chiến lược giúp bạn dễ dàng chốt sales thành công.

1. Tạo mối liên hệ bằng mắt và khiến khách hàng cười:

Chốt sales không phải là một điều may mắn. Nhiều người tin rằng bán hàng giống như một trò chơi và dựa vào số khách hàng tiềm năng bạn có được. Đố là sự dối trá, chốt sales là một điều gì đó bạn có thể chủ động.

Đầu tiên, hãy tạo sự liên hệ bằng mắt. Hầu hết mọi người trên thế giới ngày nay rất hiếm khi tạo liên kết bằng mắt với nhau. Bạn không tin? Hãy thử bước vào một quán café và nói “xin chào”. Nếu bạn muốn đối tượng tiềm năng tin bạn, điều quan trọng là bạn phải tạo sự liên kết bằng mắt.

Tiếp theo, hãy sử dụng sự hài hước để làm giảm sự căng thẳng. Mọi người đều thích một câu chuyện hay. Nếu bạn hài hước bạn sẽ khiến mọi người được thư giãn. Bất kỳ sự hài hước nào khiến người khác cảm thấy tốt, được truyền cảm hứng, hoặc cảm thấy đầy hy vọng luôn thích hợp. Và con người có nhiều khả năng đưa ra quyết định khi cảm thấy ít nghiêm trọng hơn là rất nghiêm trọng. Vì thế sự phá vỡ khoảng cách nhờ khiếu hài hước của bạn sẽ giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

Càng nhiều nhân viên bán hàng hiểu rõ, họ càng xuất hiện chuyên nghiệp và mang đến sự tin tưởng cho khách hàng, họ sẽ nhận được những phần thưởng nhờ bán hàng nhiều hơn.

2. Biết rõ về khách hàng, không bao giờ giả định, thúc đẩy giới hạn và chuẩn bị

Bán hàng không chỉ là tạo ra một thỏa thuận. Đó là tạo một mối quan hệ lâu dài, cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm làm cho khách hàng của bạn cảm thấy đặc biệt và có giá trị cao. Tham khảo thêm các chiến lược giúp bạn chốt sales nhanh hơn của Gail Corder Fischer – Phó Giám đốc Điều hành Fischer & Company bên dưới:

Biết tất cả mọi thứ về người ra quyết định. Thấu hiểu được họ thích gì, không thích gì và những thông tin nền tảng của họ. Tìm hiểu về các tổ chức mà họ thuộc về, tổ chức từ thiện mà họ quan tâm và điều gì là quan trọng đối với họ.

Không bao giờ giả định về việc các quyết định sẽ được thực hiện như thế nào. Quyết định sẽ được thực hiện bởi một ủy ban hay một người? Có hay không một chuỗi lệnh được đưa ra? Cây ra quyết định có thể thay đổi bất cứ lúc nào và vì những lý do không rõ ràng. Luôn kiểm tra tiêu chí đưa ra quyết định trong suốt quá trình bán hàng.

Thúc đẩy giới hạn. Nếu bạn ở trong khu vực thoải mái của bạn, bạn chắc chắn sẽ trì trệ. Nhận trách nhiệm mới hoặc áp dụng "tâm lý chủ sở hữu". Hãy dự đoán nhu cầu của sếp hoặc khách hàng của bạn. Hãy thử mở ra những con đường mới và đi trên những con đường bạn chưa từng đi qua.

Hãy chuẩn bị cho quyết định đi theo một trong hai cách. Dự đoán mọi khó khăn, phản đối hoặc rào cản. Đưa ra câu trả lời để giúp bạn tiếp tục tiến lên. Tôi luôn nói với con tôi - ngay cả khi người lớn – không nhất thiết “không” có nghĩa là “không”. Giải thích thời điểm ai đó nói "không" là:

“Không, không phải lúc này”

“không, tôi quá bận hoặc tôi phải tập trung vào một việc khác thay vì cân nhắc đề nghị của bạn”

“không, bạn đã không yêu cầu tôi đủ để tôi hiểu rằng bạn thực sự muốn điều đó nhiều đến thế nào”

“không, bạn đã không phiền tôi đủ để tôi đưa nó cho bạn để dừng việc hối thúc của bạn”

Hãy lịch sự đề nghị cho tới khi bạn nhận được kết quả mà bạn muốn. Một nhân bán hàng giỏi hãy học cách làm điều này với sự khéo léo.

3. Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của bạn trên webinar

Trước khi khách hàng sử dụng tiền của họ, họ sẽ muốn biết chính xác họ sẽ được hưởng lợi như thế nào. Vì vậy, hãy xác định USP unique selling point – tuyên ngôn khác biệt hóa – cách dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn là duy nhất trong ngành – và giới thiệu nó trong hội thảo trực tiếp.

Trong hội thảo trực tuyến, hãy nêu bật vấn đề và cho thấy sản phẩm của bạn là giải pháp nên chọn cho các vấn đề đã nêu. Chứng minh sản phẩm của bạn đứng trên cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào. Cho phép mọi người đặt câu hỏi và trả lời chúng trực tiếp ngay trên hội thảo trực tuyến. Điều này xây dựng sự tương tác và tin tưởng.

Cuối cùng, trong hội thảo trực tuyến, hãy chia sẻ những câu chuyện của các khách hàng cụ thể và cách mà họ nhận được lợi ích từ các sản phẩm của bạn. Vì mọi người thường tin tưởng những trường hợp người thật việc thật.

4. Thấu rõ sẽ không có 2 người giống nhau

Không tồn tại 2 người hoàn toàn giống nhau. Bạn đã nghe điều này trong suốt cuộc đời của bạn, nhưng đôi khi rất khó để nắm bắt và áp dụng đầy đủ trong quá trình bán hàng. Bạn phải tùy chỉnh cách bán hàng để liên quan đến bất kỳ khách hàng mà bạn gặp phải. Hãy nhớ rằng, bạn không bán cho một công ty, bạn đang bán cho một người đại diện cho công ty. Tại sao? Các cá nhân thường để cho cảm xúc và trực giác của họ tác động đến các quyết định của họ.

Cuối cùng, bạn phải xây dựng niềm tin, tìm hiểu cách liên hệ với những người bạn đang nói chuyện, quan tâm đến họ và doanh nghiệp của họ. Nếu không có ba điều đó, bạn sẽ không thể chốt sales thành công, bất kể sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt đến cỡ nào.

5. Biến khách hàng tiềm năng của bạn như một ngôi sao nhạc Rock

Tạo ra một mối quan hệ đáng tin cậy là chìa khóa của tất cả các lần bán hàng thành công. Mục tiêu của bạn là nên làm cho khách hàng tiềm năng của bạn trong giống một ngôi sao nhạc rock.

Tìm hiểu các KPI của khách hàng và cho thấy các sản phẩm của bạn hoàn toàn phù hợp với những KPI đó. Để đạt được điều này, bạn cần đặt các câu hỏi để tìm hiểu khách hàng kỹ hơn và hãy lắng nghe nhiều hơn.

Quản lý kỳ vọng cũng là chìa khóa. Chuẩn bị kế hoạch đáp ứng kỳ vọng của khách hàng tiềm năng trong cả các trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên nếu bạn luôn đáp ứng trên mức mong đợi của khách hàng, chắc chắc các kế hoạch của bạn sẽ không bao giờ có cơ hội được sử dụng.

Việc đưa ra giá trị trước các giao dịch là rất quan trọng. Hãy sẵn lòng cho đi. Và đề xuất một thỏa thuận hấp dẫn để đưa khách hàng tiềm năng vào “hệ sinh thái” của bạn.

Tóm lại, hãy nhắm đúng khách hàng tiềm năng, nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tin cậy và tập trung vào việc phân phối thành công cho họ.

6. Tạo ra một lời hứa, sau đó phác thảo cho họ thấy một lộ trình.

Những câu hỏi cháy bỏng trong tâm trí của mỗi khách hàng là: Bạn đã thực hiện thành công điều này trước đây chưa? Bạn có thể làm điều đó một lần nữa dựa trên hoàn cảnh đặc biệt của họ không?

Vì thế bạn cần khiến họ tin tưởng với một lời hứa, đi kèm đó là lộ trình hay những thông tin cần thiết cho thấy được sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt đến mức nào. Và những lợi ích nào đã được mang lại cho khách hàng.

Đầu tiên, bạn nên nêu một trường hợp khách hàng điển hình với một lộ trình chân thật và rõ ràng. Ví dụ nếu bạn là huấn luyện viên tại phòng gym, kịch bản của bạn có thể trông giống như sau: “anh ơi, 100% trong số 47 khách hàng huấn luyện của tôi đã giảm được 5 kg trong tháng đầu tiền”.

Thứ hai, cho khách hàng thấy bạn có một quy trình cụ thể để họ theo dõi. Bạn có thể nói điều gì đó như, “Khi chúng tôi triển khai phương pháp tối ưu hóa bốn giai đoạn của chúng tôi, bạn sẽ thấy kết quả trong vòng ba ngày đầu tiên. Đó là lời hứa cá nhân kết quả trong ba ngày đầu tiên kết hợp với một quy trình đã được chứng minh phương pháp 4 giai đoạn đủ để khiến khách hàng tin tưởng và đồng ý sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn.

7. Hãy hứng thú với những gì bạn bán

Luôn đặt sự trung thực và ngay thẳng là yếu tố hàng đầu để xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ với khách hàng. Nếu bạn không biết câu trả lời trong một số trường hợp, hãy dùng kế “hoãn binh” cho đến khi bạn có câu trả lời. Đừng cam kết với khách hàng bất kỳ điều gì bạn không chắc chắn rằng bạn có thể đảm bảo.

Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách thương lượng và không ngại rời khỏi cuộc trò chuyện một cách lịch sự và quay lại sau để có những câu trả lời thỏa đáng cho khách hàng. Khi bạn nói về sản phẩm của mình, hãy đảm bảo bạn xây dựng giá trị xung quanh những gì sản phẩm có thể làm cho khách hàng của bạn.

Cuối cùng, lắng nghe. Hoạt động nghe cho phép bạn nghe được mức độ quan tâm của khách hàng và hiểu những gì họ do dự trong việc mua hàng từ đó bạn có thể giải quyết những khúc mắc của họ.

Một điểm quan trọng bạn nên nhớ, năng lượng là thứ số một bạn cần bán. Hãy hứng khởi! Nếu bạn không hứng thú về những gì bạn đang bán, hãy tìm một sản phẩm có thể khiến bạn hứng thú.

Trên đây là những chiến lược chốt sale của một số doanh nhân đã có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, chúng không chỉ hiệu quả đối với khách hàng cá nhân mà còn giúp bạn đạt được những hợp đồng giá trị lớn như các thương vụ hợp tác với doanh nghiệp. Là nhân viên bán hàng, bạn nên tận dụng triệt để và áp dụng chúng vào những trường hợp thực tế càng nhiều càng tốt. Hãy biến chúng thành những chiến lược của chính bạn và là vũ khí giúp bạn chinh phục mọi mục tiêu doanh số. Sẽ không còn nữa nỗi lo doanh số vào những ngày cuối tháng.

PGworks.vn - dịch từ Entrepreneur.com